Pin đắt tiền có thực sự tốt hơn?
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.Vì đàn em thân yêu
Từ vụ học sinh ngộ độc nghi ăn giò lụa bán dạo: Mua thức ăn nơi uy tín
Liên quan vụ tài xế Mercedes và xe máy xô xát trong làn hỗn hợp gây xôn xao mạng xã hội mới đây, cơ quan chức năng thông tin ban đầu. Theo đó, tình huống này cả 2 cùng đánh nhau, không phải chỉ mình người đi xe máy bị đánh chảy máu sau va chạm. Ngày 22.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Công an P.Thạnh Xuân (Q.12) đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý về tội gây rối trật tự công cộng với người liên quan.Trước đó, khoảng 17 giờ 45 phút ngày 14.2, anh N.T.T (37 tuổi, ngụ P.Thạnh Xuân) chạy xe máy chở con đi học về trên đường Đỗ Mười (Quốc lộ 1 cũ) đi từ hướng cầu vượt Tân Thới Hiệp đến cầu Rạch Sâu 1 (đoạn thuộc KP.2, P.Thạnh Xuân).Đang di chuyển ở làn đường trong cùng, có dải phân cách cứng với bên ngoài, anh T. thấy có chiếc xe Mercedes đi cùng làn nên chạy lên nói: "Anh chạy xe hết làn xe máy, xe chạy phía sau không lên được".Tài xế xe Mercedes bước ra khỏi xe trả lời: "Xe ô tô kia bị hư nên chạy xe làn đường này, mày chặn đầu xe tao, mày chặn lầm người". Hai bên lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Như vậy là ý thức giao thông chưa tốt, cần phải điều chỉnhLàm việc theo pháp luật, họ không sai luật thì có gì phải lên ánKhácTài xế Mercedes dùng tay đấm vào cằm anh T. chảy máu, đấm vào mặt khiến mặt anh bị sưng. Anh T. lấy tay đánh lại và được người dân can ngăn. Sau đó, hai người tự giải tán đi về.Công an P.Thạnh Xuân đã mời cả 2 lên làm việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý tội gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý, sự việc xảy ra trên làn hỗn hợp, không phải làn đường dành riêng xe 2 bánh.Sự việc sau đó được người đi đăng quay lại, đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người.Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, việc xô xát của người đi xe máy và tài xế Mercedes ở trên là một tình huống khá phổ biến trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. Nhiều người đi xe máy không quan sát biển báo, mặc định làn đường trong cùng là làn dành riêng cho xe 2 bánh. Từ đó, dẫn đến bức xúc khi thấy chiếc xe ô tô xuất hiện ở cùng làn đường với mình.Ngoài ra, sự nóng nảy, thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông của cả 2 người trong sự việc đã dẫn tới những hậu quả về sau. Trước mắt, cả hai bị cơ quan chức năng mời làm việc, sau đó nữa là điều tra xử lý về tội gây rối trật tự công cộng.Theo CSGT, làn đường hỗn hợp là làn đường mà các loại phương tiện giao thông đường bộ như: xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt, xe tải... được di chuyển cùng lúc. Về luật, các xe 4 bánh không bắt buộc phải nhường phần đường sát bên phải cho xe 2 bánh ở làn đường này. Nhưng về ý thức tham gia giao thông, xe 4 bánh có thể chủ động chừa một khoảng sát lề để xe 2 bánh di chuyển.Vào giờ cao điểm, xe đông, những bức xúc âm ỉ về quan niệm "ngồi trong ô tô mát thì đừng giành đường với xe máy" lại được đẩy lên cao trào. Do vậy, khi tham gia giao thông trên đường, người dân cần tiết chế, giữ bình tĩnh, quan sát để di chuyển an toàn, tránh "giọt nước tràn ly".1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác gây rối;đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;e) Tái phạm nguy hiểm.
Ấn tượng nhất là cuộc thi ẩm thực ngon, với nhiều món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên cao nguyên đất đỏ M'Nông. Trong đó có món cơm lam nấu ống tre ăn kèm với gà nướng, rau bép nấu chung với đọt mây, cà đắng…
Mỹ xả kho dầu 'khủng' liệu có đủ ?
Ngày 15.1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công cho người bệnh bị tăm tre đâm thủng ruột.Theo đó, chiều tối 12.1, anh A.T (26 tuổi, trú tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy) nuốt phải 1 cây tăm tre. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đau dữ dội vùng hố chậu bên phải. Ngay sau khi tiếp nhận, người bệnh đã được các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, có dị vật.Tối cùng ngày, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiến hành phẫu thuật nội soi lấy thành công dị vật là 1 cây tăm tre. Bệnh nhân này bị cây tăm đâm thủng ruột.Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị, theo dõi sát sao và có tiến triển tốt. Hiện bệnh nhân đang phục hồi tại Khoa Ngoại tổng hợp, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.Các bác sĩ khuyến cáo, tăm tre là vật dụng thường sử dụng hằng ngày, nếu không chú ý, nó có thể gây ra những tai nạn khôn lường. Vì vậy, mỗi người cần thận trọng khi sử dụng tăm, tránh để xảy ra những tình huống nguy hiểm. Nếu không may bị hóc, nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế kiểm tra, theo dõi và điều trị kịp thời.